Vua Đầu Bếp – Thần Ăn là một bộ phim điện ảnh do Hồng Kông sản xuất,phim nói về một vị đầu bếp rất nổi tiếng ở Hồng Kông và được mệnh danh là Vua đầu bếp.Anh ta ngông cuồng và ngạo mạn cho tới một ngày một nhóm người sắp đặt mưu kế và cho anh vào tròng,làm cho anh thân bại danh liệt.Sau khi bị hại,anh ta trắng tay và sống đầu đường xó chợ.Trong lúc lang thang anh ta được một cô gái có dung mạo xấu xí cứu giúp,từ đó anh thay đổi cách suy nghĩ và trở thành một con người khác. Phim nói về hành trình tìm lại vinh quang của một tay Thần Ăn “mất dạy”. Nói “mất dạy” là vì đoạn đầu hắn quá kệch cỡm, lố bịch và xấc xược. Những tình tiết gây hài được dựng nên trên nền “mất dạy” đó, chúng rất đậm gia vị hài nhảm của Châu Tinh Trì. Vui đấy nhưng cũng cực kỳ khó chịu.
Tuy nhiên vì “mất dạy” nên hắn phải mất tất cả do chuốc ghét của thiên hạ, mà đại diện là tay đệ tử không biết nhục của chính hắn. Chúng ta không lạ với ý tưởng này, nhưng đây luôn là ý tưởng hay, con người phải trả giá cho lối sống của mình, vinh đấy rồi nhục đấy chỉ trong gang tấc mà thôi. Châu Tinh Trì hay bàn đến vinh nhục, tề gia, lập nghiệp ở phim của mình. Và ở đây là bài học về thế thái nhân sinh khi đẩy tay Thần Ăn lên cao chót vót rồi đè bẹp xuống mặt đất bình dân nhất, một bài học nhãn tiền, gieo nhân thì phải gặp quả. Qúa trình “xuống chó” của phim được miêu tả đặc sắc với kiểu hài hước mà không có melodrama nào địch nổi để miêu tả te tua một cách trực diện như thế mà vẫn gây cười, vẫn ngồi xem mà lẩm bẩm đáng đời mày vì ngày xưa dám láo toét làm gì.
Nhưng trong quá trình trưởng thành đấy thì điều đọng lại chính là thứ tình cảm của dân thường, thứ tình lâu lâu lót dép đợi sung rụng được miêu tả rất thú vị trong phim. Chữ tình bắt đầu khi người ta hoạn nạn nguy khó là một ý tưởng …xưa như trái đất, nhưng luôn vững chắc như trái đất vậy. Lòng người dễ dàng nhận biết nhất qua những lúc ngặt như thế, để người ta hiểu về được, mất của cuộc đời. Chính từ đấy thỏa chí sáng tạo của Châu Tinh Trì về việc nhại lại hằng hà sa số phim, chương trình khác, một đặc tính hài thực dụng rất Châu Tinh Trì.
Con đường tìm lại vinh quang của Châu bằng món cá viên chiên của chị Gà Tây thật sự rất mắc cười, mà cũng rất cảm động vì rất tình thương mến thương… theo kiểu giang hồ. Kiểu tình yêu thần tượng của người bình dân được Châu vẽ nên rất xạo nhưng mà rất thực, thứ tình yêu mà người bình dân có thể cãi nhau suốt ngày, hoặc thậm chí là sống chết vì nó. Đối với những học giả uyên bác thì có thể xem điều đó là vớ vẩn,
game bài đổi thưởng club ,nhưng với người bình dân thì rất “nặng” tình. Một tô cơm trứng lúc tan nát nhất còn ngon hơn sơn hào hải vị ngàn món, một tình yêu như sung rụng lúc nát bét còn hơn triệu tình yêu dập dìu trước mắt lúc dư thừa chính là thứ triết lý gần gũi nhất, bình dân nhất mà học giả uyên bác nào xào đi nấu lại hàng loạt cũng trở về với nó mà thôi, chỉ là cách họ đi giàu tính nghiên cứu hơn để khai phá mê cung tâm lý lắt léo của lòng người. Nhưng người thường thì cái gì ghét vẫn thể hiện tất nếu không bị bắt ép phải giấu kín, nhưng khi thương thì lại ngại ngùng không dám giải thích vì sợ dị nghị, sợ người khác chê cười đủ thứ, chỉ có thể bày tỏ bằng hành động và cách tỏ bày vụng về nhất mà thôi. Dân giang hồ đụng phải chuyện tình cảm cứ như cá mắc câu giãy giãy xem nhảm nhảm mà vui vui, rất “dễ thương” kiểu…giang hồ.
Cách thắt mở tình tiết trong phim đầy sáng tạo một cách…búa xua, mở và kết phim rất Châu Tinh Trì, có đầu có đuôi chứ không đâu đâu bay vô a lô xô một cá tính không không, hay một tình tiết trời giáng. Châu nhại lại Bạch phát ma nữ với mái tóc trắng với một mối tình bi kịch…rất vui, rồi đưa đẩy lý do để hoàn thiện một tình yêu vui vẻ đôi bên rất thông minh khi thay đổi sự việc theo lòng người, nếu có thể, chứ không phải ép tâm lý con người vào những giá trị duy mỹ trong quan niệm cái đẹp theo kiểu mực thước gia giáo.
Phim có một đoạn kết thú vị, không hẳn là hay, nhưng yếu tố thần thánh được Châu Tinh Trì đưa vô để giải quyết một sự việc mà con người không giải quyết được là một cách lý giải hợp lý trong cốt truyện đậm mùi fantasy này, vì thế giới con người luôn có giới hạn nên ngàn xưa đã chọn một thế giới tâm linh-thế giới của niềm tin về thiện tính với những quan hệ nhân quả. Chính vì thế đã khiến đoạn kết tuy không thông minh lắm nhưng lại để lại nhiều dư vị gợi tả lại một ước mong của con nguời về chân lý thiện tính, khi người ta đi tìm cõi lòng hướng thiện. Người thông minh đôi khi cần biết dựa hơi vào cái không thông minh gđể khỏi ngã nhào vào mộng mơ trực diện cá biệt, thông minh gián tiếp là một con đường an ủi cho những mộng mơ chung nhất của con người, để con đường quay về những giá trị đơn giản thuần mỹ định hướng niềm tin về tính thiện.